Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Yokan - Bánh thạch nhân đậu Nhật

Yokan - Bánh thạch nhân đậu du lịch Nhật Bản

SƠ LƯỢC

Yokan là món tráng miệng làm bằng bột đậu đỏ, thạch và đường. Nó thường có hình dạng khối, và ăn theo từng khối nhỏ. Có hai loại Yokan: Neri yokan và Mizu yokan. “Mizu” có nghĩa là nước và được làm từ rất nhiều nước theo đúng nghĩa của nó. Mizu yokan thường được ướp lạnh và ăn trong mùa hè.

Mặc dù Yokan được tìm thấy ở Nhật Bản, nước ngoài và thường được làm bằng bột đậu đỏ, Yokan làm từ bột đậu trắng cũng tương đối phổ biến. Loại yokan này có sữa và trong đục với hương vị nhẹ hơn so với yokan làm từ bột đậu đỏ. Như vậy, nó có thể thay đổi hương vị và màu sắc bằng cách sử dụng màu trà xanh.

Yokan có thể cho nhân vào như hạt dẻ xắt, hồng, đậu ngọt azuki, trái vải, khoai lang ngọt (Imo Yokan) và một số loại khác. Đường có thể thay thế bằng mật ong, đường nâu sẫm hay đường mật để thay đổi hương vị của yokan. Ngoài ra còn có yokan shio, sử dụng một lượng nhỏ muối.
>>> Tham khảo tour nhật bản ngắm hoa anh đào giá rẻ nhất Hà Nội
LỊCH SỬ

Nguồn gốc của các loại bánh kẹo Trung Quốc làm từ gelatin trong cừu luộc, thuật ngữ có nghĩa là “sheep geng” (羊 cừu + 羹 súp dày). Nó được giới thiệu đến Nhật Bản bởi một phật tử tên là Zen ở thời kì Kamakura và Muromachi khoảng năm 1191 A.D. Khi Phật Giáo cấm sát sinh, họ thay thế động vật gelatin với bột lúa mì và đậu azuki. Bột rau câu đưa vào sử dụng sau khi nó được phát hiện từ thời kì Edo khoảng năm 1800 A.D. Sự biến đổi này trở thành cơ sở cho Yokan ngày nay. Một trong những món đồ ngọt phổ biến nhất Nhật Bản, nó đã tiến hóa rất nhiều suốt thời kì Edo cũng như làm cho đường phổ biến hơn. Yokan có thể giữ trong khoảng thời gian rất dài mà không cần giữ lạnh khi dùng.

CÁCH CHẾ BIẾN

Yokan đậu tuy hình thức không đẹp như Yokan khoai nhưng chắc chắn chúng sẽ làm cho các bạn trẻ vô cùng thích thú.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Đậu đỏ / đen/ xanh tùy sở thích
Bột rau câu agar
Bột rau câu dẻo hoặc gelatin
Đường cát trắng
Muối ăn
Nước sạch

Dụng cụ đồ nghề để chế biến:
Khuôn làm rau câu hoặc khuôn làm nước đá
Dao
Chảo
Nồi
Bếp
Dụng cụ xay, giã
Đũa
Thìa
Rổ (để cà vỏ đậu xanh, nếu có)
Chậu

Sơ chế đậu:
Tùy các loại đậu mà có cách chế biến khác nhau nhé các nàng.
Nếu dùng đậu đỏ, ngâm 1 ngày để đậu mềm.
Nếu dùng đậu đen hay đậu xanh thì ngâm khoảng 30p cho đậu mềm.
Nếu đậu xanh của bạn là đậu nguyên vỏ, các bạn cần phải làm sạch vỏ. Đun sôi đậu với nước đến khi đậu xanh tách vỏ, đổ ra rổ, nhúng rổ vào chậu, cà cho bong vỏ và đãi càng sạch càng tốt.



Cách làm Yokan đậu:

Bước 1: Làm đậu 
-Cho đậu vào nồi nước đun đến khi đậu chín mềm. Nếu dùng đậu xanh thì lưu ý để đậu vừa mềm là tắt bếp.
-Vớt đậu ra rổ cho ráo nước
-Cho đậu vào dụng cụ xay / giã và làm nhuyễn đậu, càng nhuyễn càng tốt. Nếu sử dụng đậu xanh, các bạn có thể dùng thìa để tán nhuyễn, -không cần dụng cụ xay / giã.
-Cho đậu xay vào tô cùng 1 chút xíu muối ăn, trộn đều.
Bước 2: Nấu nước thạch 
-Cho bột agar + bột jerry (hoặc gelatin) vào nồi. Sử dụng 2 loại bột để Yokan đậu của bạn giòn giòn dai dai nhé.
-Cho đường vào nồi giống như bạn chuẩn bị nấu rau câu, lưu ý là lượng đường vừa phải để bánh không quá ngọt nhé.
-Đong lượng nước ít hơn bạn làm rau câu một chút để khi bánh hoàn thành không bị bở, vỡ.
-Ngâm cho bột rau câu mềm rồi đun sôi hoặc đun ngay tùy bạn.
-Nước thạch đang sôi sùng sục thì cho đậu vào nồi, khuấy đều.
-Giảm lửa cực nhỏ để tránh cháy nồi.
-Nếm lại nếu thấy cần để có hương vị vừa ý.
-Đun sôi lụp bụp, hỗn hợp đều thì tắt bếp.
Bước 3: Đổ bánh Yokan 
-Múc nước thạch vào khuôn
-Để thạch nguội
-Cho thạch vào tủ lạnh chờ đông
-Có thể làm nhiều lớp đậu khác nhau để tạo nên những miếng Yokan đặc sắc
Nguồn: tổng hợp
>>> Có thể bạn quan tâm: tour nhật bản giá rẻ

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Tự đi Phnom Penh dễ dàng và an toàn

Ngủ nghỉ

Khu dành cho Tây balo, nhìn ra sông Tonle Sap, cạnh cung điện Hoàng Gia. Giá phòng từ 10 đến 30 USD tùy loại. Nhiều quán bar, cửa hàng ăn uống cùng các dịch vụ cho người đi du lịch.

Khu nhà nghỉ tại chợ Orussei trên đường 107 với mức giá từ 5 đến 12 USD sạch sẽ, rộng và thoáng. Tiện ăn uống vì chợ Orusey về đêm bán nhiều thứ đồ ăn.
>>> Tour nhật bản ngắm hoa anh đào giá tốt nhất tại Hà Nội
Ăn chơi

Cung điện Hoàng gia Campuchia được xây dựng sau khi vua Norodom chuyển đô từ Oudong về Phnom Penh giữa năm 1800. Hoàng cung còn là biểu tượng của cả vương quốc. Khu Hoàng cung gắn liền với Chùa Bạc là sự đa hợp bao gồm những cung điện, công trình kiến trúc và những khu vườn. Cung điện nhìn ra sông Tonle Sap. Tối thứ 7 và chủ nhật, đèn đuốc được bật tưng bừng tại đây.

Cánh đồng chết và Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng: Cái chỗ này hơi kinh dị với một tháp toàn đầu lâu.

Chùa Wat Phnum, còn gọi là chùa bà Penh: Chùa này khá đẹp và dễ chịu. Khi đi vào các nơi, nhớ mặc quần dài và áo có tay.

Bảo tàng Camphuchia: Đừng bỏ qua chỗ này, kiến trúc đẹp và có nhiều hiện vật trưng bày.

Tượng đài độc lập Phnom penh (The Independence Monument) được khởi công xây dựng năm 1958 và khánh thành ngày 9/11/1962 nhằm đánh dấu 9 năm độc lập của người Campuchia khỏi áp bức nước ngoài.

Vào cung điện có một quy định cho khách là phải mặc áo có tay nên không ít các anh chàng Tây phải mượn khăn quàng.


Bốn cây Sala, loài cây thiêng của đức Phật nở hoa thơm ngát trong cung điện. Cây hoa đặc biệt này tương truyền là nơi đức Phật đã sinh ra và qua đời.
>>> Xem thêm: du lịch nhật bản
Các khu chợ đặc sắc 

Trung tâm mua sắm Sorya: Nº. 13-61, South of Phsar Thom Thmei, Trasak Phaem (St. 63), 12208 Phnom Penh

Chợ Nga (Russian Market) – đường 163, mở cửa: 7h sáng đến 17h chiều. Có rất nhiều sự lựa chọn cho bạn để mua sắm khi đặt chân đến Chợ Nga: quần áo, giầy dép, các đồ lụa silk, đồ cổ (giả có thật có), các tác phẩm điều khắc… Chợ này mua áo phông giá 2-3 USD khá ổn.

Phố đồ cổ tại Phnompenh cũng nằm gần khu vực Chợ Nga.

Chợ trung tâm (Central Market) trên đường 128, nơi bạn có thể mua các đồ trang sức được làm bằng bạc, vàng; các đồng xu cổ; đồng hồ (giả); áo quần; giày dép; các sản phẩm lụa…

Chợ Đêm Phsar Reatrey: Nằm ở đoạn giao giữa Sisowath Quay với đường Oknha Ing Bun Hoaw

Chợ Kanda nằm gần khu vực phố Tây mới của Phnompenh (khu vực Sisowath Quay). Các mặt hàng được bày bán tại đây chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu của người dân địa phương.

Trong khuôn viên chợ Trung tâm thành phố.


Bảo tàng quốc gia nằm ngay gần với cung điện Hoàng gia.

Mua sắm khác

Xe đạp: Xe đạp đủ chủng loại với giá rẻ và tốt (giá từ 20 đến 350 USD). Có 3 điểm nhiều là chợ Orussei, đường 271 và đường 360.

Đồ cũ Nhật Bản: Có 3 cửa hàng tại đường 47, đường 271 và đường quốc lộ 1.

Đi lại

Xe tuktuk giá mềm, có thể đặt xe đi cả ngày với giá trên 10$

Thuê xe máy hoặc thuê xe đạp giá đều rẻ.

Các hãng xe đi TP HCM và Phnom Penh

Tại thủ đô Phnom Penh, xe xuất phát khoảng 7h, giá vé là 10 USD/khách được bán tại chợ Orussei, góc đường 182-111. Phòng vé hoạt động từ 6h đến 18h mỗi ngày, do hai công ty Campuchia Capital và Mekong Express Limousine Bus phụ trách.

Hãng xe Sapaco: 309 Preah Sihanouk Blv, Sangkhat Veal Vong, Khan 7 MaKaRa, Phnom Penh

Hãng xe Mai Linh: 391 Sihanouk Blvd (No 274), PhnomPenh

Bạn có thể kiếm được một chiếc xe đạp giá mềm tại thành phố này.

Và đừng quên thưởng thức món côn trùng tại đây.
Nguồn: Sưu tầm
>>> Có thể bạn quan tâm: du lịch châu âu